Báo hiệu cấm từng phần mặt đường, lề đường, vỉa hè đường bộ được sử dụng thế nào?
Báo hiệu cấm từng phần mặt đường, lề đường, vỉa hè được quy định tại Điều 83 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:
1. Trong trường hợp từng bộ phận, từng phần của con đường như vỉa hè, lề đường, đường người đi trên cầu, một phần hoặc toàn bộ làn đường bị hư hỏng hoặc đang sửa chữa thì phải đặt rào chắn xung quanh những bộ phận hoặc phần công trình đó để người và phương tiện không đi vào khu vực đó gây nguy hiểm.
2. Rào chắn phải chắc chắn.
3. Ở giữa rào chắn phải đặt biển số P.101 "Đường cấm". Nếu là công trường đang thi công thì kèm theo biển số P.101 đặt thêm biển số W.227 "Công trường".
Kèm theo rào chắn phải đặt cờ đỏ khổ 40 cm x 40 cm về ban ngày và đèn đỏ chiếu sáng về ban đêm;
4. Hàng rào chắn của các công trường thi công thường xuyên di động có thể làm theo kiểu mang đi mang lại được. Chiều cao cột rào chắn trong trường hợp này chỉ cần cao hơn mặt đất 0,6 m đến 1,2 m (hàng rào chắn có thể là từng đoạn rào bằng sắt sơn trắng đỏ, chân có bánh xe hoặc chóp nón bằng nhựa hay bằng cao su...).
5. Nếu chiều ngang phạm vi cấm đường chiếm hoàn toàn một làn đường trên những đường có hai làn đường, tạm thời hai chiều xe đi và về phải đi chung nhau một làn còn lại thì ngoài những báo hiệu phải đặt như quy định ở khoản 83.3 Điều này, cần phải đặt thêm:
Cách rào chắn 250 m trên đường trường hoặc 50 m trên đường trong khu đông dân cư, đặt biển số W.204 "Đường hai chiều";
Sau biển số W.204, đặt biển báo hiệu ưu tiên cho chiều xe đi theo đúng làn đường không bị cấm (biển số I.406 “Được ưu tiên qua đường hẹp”) và đặt biển để báo xe đi trên hướng làn đường cấm phải đi nhờ đường sẽ phải nhường đường (biển số P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới ngược chiều qua đường hẹp”).
Trên đây là quy định về báo hiệu cấm từng phần mặt đường, lề đường, vỉa hè. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật