Cột mốc lộ giới trong giao thông đường bộ được cấu tạo như thế nào?

Cột mốc lộ giới trong giao thông đường bộ được cấu tạo như thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hạo, đang sinh sống ở Vĩnh Long. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi cột mốc lộ giới trong giao thông đường bộ được cấu tạo thế nào? Gồm những thành phần nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Hạo_091***)

Cấu tạo cột mốc lộ giới trong giao thông đường bộ được quy định tại Điều 74 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:

- Cột mốc được đúc bằng bê tông không có cốt thép với kích thước (20 cm x 20 cm x 100 cm). Phần đầu cọc mỗi cạnh vát 10°, phần chôn xuống đất dài 50 cm, có bê tông chèn chân cột theo thiết kế.

- Mặt trước cột (phía quay ra đường) ghi chữ "MỐC LỘ GIỚI", chữ chìm, nét chữ màu đỏ cao 6 cm, rộng 1 cm, sâu vào trong bê tông 3 mm - 5 mm;

- Cột được sơn màu trắng. Phần trên cùng cao 10 cm (từ đỉnh cột trở xuống) sơn màu đỏ;

- Chi tiết quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn này

Trên đây là quy định về cấu tạo cột mốc lộ giới trong giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào