Kỹ thuật cắm cọc tiêu trong giao thông đường bộ được quy định thế nào?

Kỹ thuật cắm cọc tiêu trong giao thông đường bộ được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Thanh, đang sinh sống ở Nghệ An. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi kỹ thuật cắm cọc tiêu trong giao thông đường bộ được quy định thế nào? được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Minh Thanh_098***)

Kỹ thuật cắm cọc tiêu trong giao thông đường bộ được quy định tại Điều 59 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về Báo hiệu đường bộ

- Đường mới xây dựng hoặc nâng cấp cải tạo, cọc tiêu cắm sát vai đường và mép trong của cọc cách đều mép phần đường xe chạy tối thiểu 0,5 m, lượn đều theo mép phần xe chạy trừ trường hợp bị vướng chướng ngại vật.

- Đường đang sử dụng, lề đường không đủ rộng thì cọc tiêu cắm sát vai đường.

- Nếu đường đã có hàng cây xanh trồng ở trên vai đường hoặc lề đường, cho phép cọc tiêu cắm ở sát mép hàng cây nhưng bảo đảm quan sát thấy rõ hàng cọc nhưng không được lấn vào phía tim đường làm thu hẹp phạm vi sử dụng của đường.

- Nếu ở vị trí đã có tường bảo vệ hoặc rào chắn cao trên 0,40 m thì không phải cắm cọc tiêu.

- Lề đường ở trong hàng cọc tiêu phải bằng phẳng chắc chắn, không gây nguy hiểm cho xe khi đi ra sát hàng cọc tiêu và không có vật chướng ngại che khuất hàng cọc tiêu.

- Đối với đường đang sử dụng, nếu nền và mái đường không bảo đảm được nguyên tắc nêu ở khoản 59.1 Điều này thì tạm thời cho phép cắm cọc tiêu lấn vào trong lề đường đến phạm vi an toàn.

- Cọc tiêu phải cắm thẳng hàng trên đường thẳng và lượn cong dần trong đường cong, với khoảng cách giữa các cọc như sau:

+ Khoảng cách (S) giữa hai cọc tiêu trên đường thẳng thông thường là S = 10 m với các đường ô tô thông thường và 30 m với đường cao tốc;

+ Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đường cong nằm:

++ Nếu đường cong có bán kính R = 10 m đến 30 m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S = 3 m;

++ Nếu đường cong có bán kính R: 30 m < R £ 100 m thì khoảng cách giữa hai cọc tiêu S = 5 m;

++ Nếu đường cong có bán kính R > 100 m thì S = 10 m;

++ Khoảng cách giữa hai cọc tiêu ở tiếp đầu (hoặc nối đầu) và tiếp cuối (hoặc nối cuối) có thể bố trí xa hơn 3 m so với khoảng cách của hai cọc tiêu trong phạm vi đường cong.

+ Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc:

++ Nếu đường có độ dốc ³ 3%, khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 5 m;

++ Nếu đường có độ dốc < 3%, khoảng cách giữa hai cọc tiêu là 10 m (không áp dụng đối với đầu cầu và đầu cống);

++ Khoảng cách giữa hai cọc tiêu trên đoạn đường dốc nơi có đường cong nằm thì lấy theo quy định tại điểm 59.7.2 khoản 59.7 Điều này. Khi hết phạm vi đường cong nằm, khoảng cách của các cọc tiêu lấy theo tiết a và tiết b điểm này.

+ Mỗi hàng cọc tiêu cắm ít nhất là 6 cọc.

Trên đây là quy định về kỹ thuật cắm cọc tiêu trong giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào