Thẩm quyền quyết định hợp đồng lao động

Ngày 1/1/2016, bà Nguyễn Thị Vân Anh (huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được ký Hợp đồng lao động thời hạn một năm với hệ số lương là 2,34. Theo Nghị định số 17/2015/NĐ-CP, bà Vân Anh cho rằng bà thuộc đối tượng được tăng lương tối thiểu cho người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống. Tuy nhiên, kế toán đơn vị của bà trả lời bà không thuộc trường hợp được tăng lương tối thiểu do hợp đồng lao động của bà ký với đơn vị không có thông báo hoặc quyết định của UBND huyện về việc cho phép đơn vị ký hợp đồng lao động. Bà Vân Anh hỏi, kế toán trả lời như vậy có đúng không? Đơn vị có được phép ký hợp đồng lao động với người lao động trên cơ sở số lượng biên chế được giao hay phải có thông báo hoặc quyết định của UBND huyện?

Ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 17/2015/NĐ-CP quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống.

Theo đó, tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 2 Nghị định 17/2015/NĐ-CP đã quy định về đối tượng, điều kiện áp dụng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 47/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì Nghị định 17/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2016.

Theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 11 Quyết định 858/2014/QĐ-UBND ngày 6/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh, việc quyết định hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào