Báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật bao gồm các nội dung nào?
Theo quy định hiện hành tại Điều 21 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì việc báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật bao gồm như sau:
a) Đặc điểm, tình hình của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của chủ sở hữu và thực trạng công tác quản lý đối với doanh nghiệp trong kỳ báo cáo (cơ sở pháp lý và các quyết định của chủ sở hữu);
b) Tóm tắt kết quả tự giám sát của doanh nghiệp, báo cáo của kiểm soát viên, của người đại diện tại doanh nghiệp;
c) Kết quả giám sát của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này;
d) Đánh giá kết quả giám sát của chủ sở hữu và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về mức độ chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp (theo các mức: chấp hành và tuân thủ đầy đủ; chấp hành và tuân thủ một phần; chưa chấp hành và không tuân thủ); đánh giá về mức độ bảo toàn, phát triển vốn nhà nước tại các doanh nghiệp;
đ) Giải pháp đã áp dụng của chủ sở hữu hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có); kiến nghị hoặc đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục hoặc kiểm tra, thanh tra (nếu có).
Báo cáo kết quả giám sát doanh nghiệp nhà nước trong công tác giám sát việc chấp hành pháp luật bao gồm các nội dung được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật