Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển hiệu lệnh trong giao thông đường bộ được quy định như thế nào?

Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển hiệu lệnh trong giao thông đường bộ được quy định như thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Toàn, đang sinh sống ở Bình Dương. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển hiệu lệnh trong giao thông đường bộ được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Toàn_091***)

Vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển hiệu lệnh trong giao thông đường bộ được quy định tại Điều 38 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:

- Các biển hiệu lệnh phải đặt trực tiếp tại vị trí cần báo hiệu lệnh. Do điều kiện khó khăn nếu đặt xa hơn phải đặt kèm biển phụ số S.502.

- Các biển hiệu lệnh có hiệu lực kể từ vị trí đặt biển. Riêng biển số R.301a nếu đặt ở sau nơi đường giao nhau tiếp theo thì hiệu lực của biển kể từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau tiếp theo. Biển không cấm xe rẽ phải, rẽ trái để vào cổng nhà hoặc ngõ phố trên đoạn đường có hiệu lực của biển.

- Nếu đoạn đường phải thi hành biển hiệu lệnh có hiệu lực rất dài thì tại các nơi đường giao nhau, biển hiệu lệnh phải được nhắc lại, đặt ngay sau nơi giao nhau theo hướng đường đang có biển hiệu lệnh. Nếu không có biển nhắc lại thì biển hiệu lệnh được mặc nhiên xem là hết hiệu lực.

Trên đây là quy định về vị trí đặt biển hiệu lệnh theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển hiệu lệnh trong giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biển báo giao thông

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào