Trách nhiệm của chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Trách nhiệm của chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 11 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm của chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định như sau:

1. Phân công, phân cấp và giao nhiệm vụ thống nhất việc giám sát các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc; quy định chi tiết về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp.

2. Hướng dẫn về nội dung giám sát, hình thức giám sát, quy định và tổ chức thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động giám sát đối với các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Định kỳ sáu (06) tháng tối thiểu 1 lần, trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị là đầu mối thống nhất việc giám sát doanh nghiệp; trường hợp cần thiết có thể mời thêm hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, kiểm soát viên, người đại diện tại doanh nghiệp tham dự để nắm tình hình về việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu.

4. Kịp thời áp dụng các biện pháp quản lý hoặc các biện pháp khác theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

5. Căn cứ vào kết quả giám sát doanh nghiệp, tiến hành kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra.

6. Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi không tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật được phát hiện qua hoạt động giám sát.

7. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ tướng Chính phủ khi để xảy ra sai phạm dẫn đến thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước tại các doanh nghiệp được giao hoặc thuộc quyền quản lý nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp quản lý cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn.

Trách nhiệm của chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giám sát doanh nghiệp nhà nước chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào