Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo trong giao thông đường bộ được quy định thế nào?

Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo trong giao thông đường bộ được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Hưng, đang sinh sống ở Nghệ An. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo trong giao thông đường bộ được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Hưng_091***)

Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo trong giao thông đường bộ được quy định tại Điều 32 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó, biển báo nguy hiểm và cảnh báo gồm có 83 biển có mã W với tên các biển như sau:

- Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;

- Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;

- Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;

- Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;

- Biển số W.204: Đường hai chiều;

- Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;

- Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;

- Biển số W.207(a,b,c,d,e,f,g,h,i,k,l): Giao nhau với đường không ưu tiên;

- Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên;

- Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;

- Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;

- Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;

- Biển số W.211b: Giao nhau với đường tầu điện;

- Biển số W.212: Cầu hẹp;

- Biển số W.213: Cầu tạm;

- Biển số W.214: Cầu quay - Cầu cất;

- Biển số W.215 a: Kè, vực sâu phía trước;

- Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu phía bên trái và phía bên phải;

- Biển số W.216 a: Đường ngầm;

- Biển số W.216 b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;

- Biển số W.217: Bến phà;

- Biển số W.218: Cửa chui;

- Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;

- Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;

- Biển số W.221 a: Đường lồi lõm;

- Biển số W.221 b: Đường có gồ giảm tốc;

- Biển số W.222 a: Đường trơn;

- Biển số W.222 b: Lề đường nguy hiểm;

- Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;

- Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;

- Biển số W.225: Trẻ em;

- Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;

- Biển số W.227: Công trường;

- Biển số W.228 (a,b): Đá lở;

- Biển số W.228 c: Sỏi đá bắn lên;

- Biển số W.228 d: Nền đường yếu;

- Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;

- Biển số W.230: Gia súc;

- Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;

- Biển số W.232: Gió ngang;

- Biển số W.233: Nguy hiểm khác;

- Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;

- Biển số W.235: Đường đôi;

- Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;

- Biển số W.237: Cầu vồng;

- Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;

- Biển số W.239: Đường cáp điện ở phía trên;

- Biển số W.240: Đường hầm;

- Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;

- Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;

- Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;

- Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;

- Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);

- Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;

- Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.

Trên đây là quy định về ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo trong giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào