Thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

Thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Em hiện đang có vài thắc mắc trong vấn đề quản lý việc chấp hành pháp luật của doanh nghiệp nhà nước. Mong được các anh chị giải đáp giúp, các anh chị cho em hỏi: Thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị, em xin chân thành cám ơn!

Theo quy định hiện hành tại Điều 10 Nghị định 49/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định như sau:

1. Chủ sở hữu là các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 1 và các doanh nghiệp cấp 2.

2. Chủ sở hữu là các doanh nghiệp cấp 1 có thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp cấp 2.

3. Trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không phải là chủ sở hữu có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ quyết định của chủ sở hữu theo phân công, phân cấp về quản lý nhà nước và thực hiện các quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp.

Thẩm quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Nghị định 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào