Trách nhiệm của tổ chức có nhà máy trong việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân là gì?
Theo quy định hiện hành tại Điều 36 Nghị định 70/2010/NĐ-CP thì trách nhiệm của tổ chức có nhà máy trong việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân được quy định như sau:
1. Cập nhật, bổ sung kế hoạch tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân đã lập trong các giai đoạn trước đây.
2. Thiết lập chương trình đảm bảo chất lượng trong quá trình tháo dỡ.
3. Chuẩn bị báo cáo đánh giá an toàn và báo cáo đánh giá tác động môi trường cần thiết cho kế hoạch tháo dỡ.
4. Thông báo với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân trước khi dừng hoạt động nhà máy vĩnh viễn.
5. Quản lý tháo dỡ và tiến hành các hoạt động tháo dỡ.
6. Thiết lập và tuân thủ các quy định về an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường trong khi tháo dỡ.
7. Đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình tháo dỡ.
8. Xây dựng kế hoạch và sẵn sàng ứng phó sự cố trong quá trình tháo dỡ.
9. Tiến hành khảo sát cuối cùng để đảm bảo đáp ứng các tiêu chí về trạng thái cuối quy định trong kế hoạch tháo dỡ.
10. Đảm bảo thu xếp tài chính đầy đủ cho tất cả các giai đoạn của quá trình tháo dỡ
11. Lưu giữ và giao nộp hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
Trách nhiệm của tổ chức có nhà máy trong việc chấm dứt hoạt động và tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân được quy định tại Điều 36 Nghị định 70/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật năng lượng nguyên tử về nhà máy điện hạt nhân.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật