Đặt tên tàu biển và cảng đăng ký được quy định như thế nào?

Đặt tên tàu biển và cảng đăng ký được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi hiện đang làm việc trong ngành hàng hải.Tôi có một thắc mắc kính mong nhận được sự tư vấn của Ban biên tập. Đặt tên tàu biển và cảng đăng ký được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Xuân Phú (phu****@gmail.com)

Đặt tên tàu biển và cảng đăng ký được quy định tại Điều 9 Nghị định 161/2013/NĐ-CP về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển như sau:

1. Tên tàu biển do chủ tàu đặt nhưng không được trùng với tên tàu biển đã đăng ký trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của tàu biển, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển, bao gồm:

a) Đơn đề nghị chấp thuận đặt tên tàu biển theo Mẫu số 5 quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Hợp đồng mua, bán tàu biển hoặc hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc các bằng chứng khác có giá trị pháp lý tương đương về quyền sở hữu đối với tàu biển (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

c) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu). Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);

d) Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp thêm giấy chứng minh nhân dân (bản sao kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy chứng nhận nơi cư trú có xác nhận của công an cấp xã (bản chính). Trường hợp chủ tàu là cá nhân nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao kèm bản chính để đối chiếu).

3. Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến một trong các cơ quan đăng ký tàu biển khu vực.

4. Cơ quan đăng ký tàu biển khu vực tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ:

a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;

b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

c) Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển khu vực trả lời chủ tàu bằng văn bản về việc chấp thuận tên tàu biển do chủ tàu lựa chọn; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

5. Chủ tàu chọn tên cảng đăng ký cho tàu biển của mình theo tên cảng biển nơi cơ quan đăng ký tàu biển đặt trụ sở.

Trên đây là quy định về Đặt tên tàu biển và cảng đăng ký. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tạiNghị định 161/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào