Thủ tục nhập cảnh và cho người nước ngoài ở Việt Nam
Trước hết, để 2 con bạn có thể vào Việt Nam và cư trú thì phải tiến hành thủ tục nhập cảnh
Điều 20 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định về điều kiện nhập cảnh của người nước ngoài như sau:
Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
2. Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này.
Như vậy, đầu tiên phải bạn làm thủ tục xin cấp hộ chiếu tai nước sở tại và xin cấp thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Vì bạn và con bạn chưa nhập cảnh vào Việt Nam nên thủ tục cấp đươc thực hiện tại cơ quan có thảm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài
Người nước ngoài nộp hộ chiếu,tờ khai đề nghị cấo thị thực và ảnh tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
Trường hợp con bạn dưới 14 tuổi thì được cấp chung với hộ chiếu của cha mẹ hoặc người giám hộ và không phải làm đơn xin cấp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao, cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc cấp thị thực.
Sau khi được cấp thị thực để nhập cảnh, bạn và con phải xin cấp tạm trú tại Việt Nam
Theo điều 31 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh cấp chứng nhận tam trú cho người nước ngoài nhập cảnh bằng hình thức đóng dấu vào hộ chiếu hoặc vào thị thực rời với thời hạn khác nhau tùy từng trường hợp
Khi vào Việt Nam, bạn và con phải bảo đảm có cơ sở lưu trú theo quy định bao gồm các cơ sở lưu trú du lịch, nhà khách, khu nhà ở cho người nước ngoài làm việc, lao động, học tập, thực tập, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà riêng hoặc cơ sở lưu trú khác theo quy định của pháp luật. và tiến hành khai báo tạm trú với công an cấp xã hoặc đồn, trạm Công an nơi có cơ sở lưu trú thông qua người quản lý,điều hành hoạt động của cơ sở lưu trú.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn bạn và con của bạn cso thể cư trú lâu dài tại Việt Nam để các con bạn được đi học thì bạn có thểm xem xét để xin cấp thẻ thường trú.
Lưu ý: thẻ thường trú có giá trị thay thị thực.
Thẻ thường trú chỉ được cấp trong các trường hớp au:
+Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
+ Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
+Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
+ Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Điều kiện xét cho thường trú gồm có:
+ có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
+ Đối với người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
Người nước ngoài đề nghị cho thường trú làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn xin thường trú;
+ Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
+ Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
+ Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
+ Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;
+ Giấy bảo lãnh đối với Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục nhập cảnh và cho người nước ngoài ở Việt Nam. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật