Xử phạt vi phạm hành chính hành vi lấn chiếm đất công như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Trường hợp này, nếu như những hộ dân khác sống gần đó có hành vi xây dựng trên đất nhà bạn được coi là hành vi lấn chiếm đất – thuộc một trong các trường hợp cấm theo quy định Luật đất đai 2013.
Như thế, vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với việc xây dựng lấn chiếm đất công thì phải xem xét hành vi đó đã chấm dứt hay chưa, hay vẫn đang vi phạm. Nếu hành vi đó đã chấm dứt thì đến nay thời hiệu ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã hết. Còn nếu hành vi xây dựng vẫn đang diễn ra thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể xử phạt vi phạm hành chính.
Vì đây là phần đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Cho nên, bạn chỉ có thể thực hiện thủ tục như vậy để cơ quan nhà nước xử lý. Nếu người dân quanh vùng đó có hành vi lấn chiếm đất nhà bạn thì bạn có quyền yêu cầu đến ủy ban nhân dân hoặc khởi kiện ra Tòa án để tòa án giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt vi phạm hành chính hành vi lấn chiếm đất công. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật đất đai 2013 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật