Sử dụng giấy đặt cọc để giao dịch vay vốn tại công ty tài chính được không?
Công ty cho thuê tài chính theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 39/2014/NĐ-CP là công ty tài chính chuyên ngành, hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định tại Nghị định này. Dư nợ cho thuê tài chính phải chiếm tối thiểu 70% tổng dư nợ cấp tín dụng.
Cho thuê tài chính là hoạt động cấp tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê tài chính với bên thuê tài chính. Bên cho thuê tài chính cam kết mua tài sản cho thuê tài chính theo yêu cầu của bên thuê tài chính và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê tài chính trong suốt thời hạn cho thuê. Bên thuê tài chính sử dụng tài sản thuê tài chính và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê quy định trong hợp đồng cho thuê tài chính.
Căn cứ Điều 16 Nghị định 39/2014/NĐ-CP và Điều 112 Luật các tổ chức tín dụng quy định về các hoạt động của công ty cho thuê tài chính về vấn đề cho vay như sau:
1. Nhận tiền gửi của tổ chức.
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức.
3. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Cho thuê tài chính.
5. Cho vay bổ sung vốn lưu động đối với bên thuê tài chính.
6. Cho thuê vận hành với điều kiện tổng giá trị tài sản cho thuê vận hành không vượt quá 30% tổng tài sản có của công ty cho thuê tài chính.
7. Thực hiện hình thức cấp tín dụng khác khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Như vậy, bên cho thuê tài chính chỉ có quyền cho vay vốn lưu động đối với bên thuê tài chính. Do đó, bên A vẫn có thể cho bên B vay lưu động. Nếu bên A không đồng ý cho vay thì bên B không thể vay vốn từ bên A.
Nếu bên A đồng ý cho vay thì bên B có thể vay dưới các điều kiện dựa trên sự thỏa thuận giữ bên A và bên B.
Đặt cọc theo khoản 1 Điều 358 Bộ luật dân sự 2005 thì:
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản.
Như thế, hợp đồng đặt cọc chỉ là loại giấy tờ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, không có giá trị đối với giao dịch dân sự mà đang dự định giao kết. Bên B không thể dùng hợp đồng đặt cọc để thực hiện vay vốn của bên A. Nếu bên A đồng ý thì giá trị tài sản trong hợp đồng đặt cọc mới có giá trị để thực hiện đảm bảo cho hợp đồng vay giữ hai bên. Do vậy, để sử dụng giá trị trong hợp đồng đặt cọc (số tiền 200 triệu ) trong hợp đồng vay để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì phải được bên A đồng ý.
Nếu bên A hoặc bên B vi phạm hợp đồng thì vấn đề phạt hợp đồng do hai bên thỏa thuận. Theo Điều 422 Bộ luật dân sự 2005 thì:
1. Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.
3. Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.
Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.
Như vậy, tất cả điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận vấn đề phạt vi phạm thì vấn đề phạt vi phạm hợp đồng không được đặt ra.
Trên đay là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về sử dụng giấy đặt cọc để giao dịch vay vốn tại công ty tài chính. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 39/2014/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật