Cách xác định lỗi khi xảy ra tại nạn giao thông
Trong trường hợp này nếu mô tô phía trước dừng đột ngột khiến mô tô phía sau không kịp xử lí gây ra va chạm thì nhiều khả năng xe mô tô phía sau đã vi phạm các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường theo quy định tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Cụ thể như sau:
Theo Điều 6 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định: "Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư" đối với xe mô tô là "60km/h trên đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên" và "50 km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới."
Theo Điều 7 Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định: "Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư" đối với xe mô tô là "70km/h trên trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư" và "80km/h trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới."
Nếu xe mô tô đi sau vi phạm một trong các trường hợp được quy định ở trên gây ra va chạm với mô tô phía trước thì sẽ bị xác định là vi phạm về "không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe liền trước"hoặc "điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn" sẽ bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cách xác định lỗi khi xảy ra tại nạn giao thông. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 91/2015/TT-BGTVT để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật