Ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên khi điều khiển giao thông đường bộ

Ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên khi điều khiển giao thông đường bộ được quy định thế nào? Chào Ban biên tập Thư ký luật, tôi là Trà, đang sinh sống ở Hà Nội. Tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Ban biên tập cho tôi hỏi ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên khi điều khiển giao thông đường bộ được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. (Thanh Trà_091***)

Ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên khi điều khiển giao thông đường bộ được quy định tại khoản 10.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ, theo đó:

- Nếu đèn có lắp đèn phụ hình mũi tên màu xanh thì các loại phương tiện giao thông chỉ được đi khi tín hiệu mũi tên bật sáng cho phép. Tín hiệu mũi tên cho phép rẽ trái thì đồng thời cho phép quay đầu nếu không có báo hiệu cấm quay đầu khác.

- Nếu đèn phụ có hình của một loại phương tiện giao thông nào đó xanh thì chỉ loại phương tiện đó được phép đi.

- Khi tín hiệu mũi tên màu xanh được bật sáng cùng một lúc với tín hiệu đỏ hoặc vàng thì các phương tiện đi theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các loại phương tiện đi từ các hướng khác đang được phép đi.

- Khi tín hiệu mũi tên màu đỏ được bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì phương tiện không được đi theo hướng mũi tên. Những nơi bố trí mũi tên màu đỏ phải bố trí làn chờ cho các xe đi hướng đang có đèn màu đỏ.

- Khi tín hiệu màu đỏ có hình của một loại phương tiện nào đó bật sáng cùng lúc với tín hiệu đèn chính màu xanh thì loại phương tiện đó không được đi. Những nơi có bố trí đèn hình phương tiện màu đỏ thì phải bố trí làn chờ cho phương tiện đó.

Trên đây là quy định về ý nghĩa của đèn phụ hình mũi tên khi điều khiển giao thông đường bộ. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào