Những người không được quyền bầu cử
Quyền bầu cử là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu cử.
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội quy định người bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người phải chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giam và người mất năng lực hành vi dân sự nếu đến trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả tự do hoặc cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì có quyền được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
Ngược lại, người có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị tòa án tước đoạt quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
- Quyền ứng cử:
Quyền ứng cử là một quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử. Để được bầu làm đại biểu Quốc hội, người ứng cử còn phải bảo đảm những tiêu chuẩn quy định. Cử tri căn cứ theo đó để lựa chọn.
Thư Viện Pháp Luật