Quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Có thể thấy, khi đã có bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con giữa bạn và vợ bạn thì hai bạn buộc phải chấp hành theo bản án, quyết định đó. Vợ bạn chỉ có quyền thăm non người con lớn và bạn đang nuôi dưỡng chứ không có quyền mang người con này đi bất kì đâu. Nếu hiện tại vợ bạn đang chăm sóc người con lớn mà không giao cho bạn thì bạn có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện việc buộc vợ bạn phải giao con cho bạn theo bản án hoặc quyết định của Tòa án. Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật thi hành án dân sự 2008:
1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;
b) Gửi đơn qua bưu điện.
2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật hôn nhân và gia đình 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật