Nội dung ghi âm lén có được coi là chứng cứ không?
Theo Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Khoản 1 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định Chứng cứ có thể thu thập từ nguồn là các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định: Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
Do đó, để được coi là chứng cứ hợp pháp, bạn cần phải chứng minh được xuất xứ và sự việc liên quan đến việc thu âm đó.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về chứng cứ là nội dung ghi âm lén. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật