Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự bao gồm những gì?

Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự bao gồm những gì? Chào ban biên tập Thư Ký Luật! Tôi đang tìm hiểu một số quy định tôi mới được biết trong lĩnh vực phòng thủ dân sự. Có một thắc mắc tôi không được rõ, mong được quý anh chị hỗ trợ giúp: Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự bao gồm những gì? Rất mong nhận được câu trả lời của quý anh chị!

Theo quy định hiện hành tại Điều 20 Nghị định 117/2008/NĐ-CP thì khi có cảnh báo, thông báo, báo động nguy cơ hoặc xảy ra thảm họa; người đứng đầu các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

1. Tổ chức và duy trì hoạt động của cơ quan thường trực phòng thủ dân sự ở các cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 7 Nghị định này.

2. Chỉ đạo việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo vệ nhân dân, bảo vệ các cơ quan, tổ chức, các hoạt động kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, kiểm tra các công trình phòng, chống thảm họa để đưa vào sử dụng khi cần thiết.

3. Điều hành, chỉ huy các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư chuyên dùng để xử lý các tình huống theo kế hoạch phòng thủ dân sự.

4. Điều hành, chỉ huy các lực lượng thuộc quyền khắc phục hậu quả thảm họa.

5. Chấp hành nghiêm các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hành động của Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp khi có thảm họa trong công tác phòng thủ dân sự được quy định tại Nghị định 117/2008/NĐ-CP về phòng thủ dân sự.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào