Thủ tục chuyển khẩu cho người chưa thành niên

Sổ hộ khẩu của tôi do ông ngoại tôi làm chủ hộ thuộc nơi đã giải tỏa (793, đường Trần Não, phường An Phú, Q.2,Tp HCM ), nay ông ngoại tôi đã chuyển đi nơi khác sống chỉ còn tôi ở lại đó. Khi mảnh đất đó được giả tỏa thì tôi sẽ chuyển đến sống cùng gia đình ông bà nội. Hiện tôi muốn chuyển khẩu về gia đình nhà nôi để sang năm làm thủ tục ra nước ngoài nhưng gặp một số vấn đề: Tôi chưa đủ 18 tuổi (đến 12/8/2016 mới đủ tuổi) để tự mình làm các thủ tục chuyển khẩu. Ba tôi mất, mẹ hiện không rõ, tôi sống với họ hàng bên nội (không có bất cứ giấy tờ bảo hộ hay nhận nuôi tôi). Sổ hộ khẩu hiện tại bên ngoại tôi giữ và không muốn đưa cho tôi. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Nơi cư trú của người được giám hộ được quy định tại Điều 14 Luật Cư trú 2006:

1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:

1. Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;

2. Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Vậy bạn chưa đủ 18 tuổi , không rõ cha mẹ và không có anh chị vì vậy mà ông bà nội , ông bà ngoại đều có thể trơ thành người giám hộ đương nhiên cua bạn , hiện nay ông ngoại bạn không còn sống cùng bạn và bạn đã chuyển về sống cùng ông bà nội nên ông bà nội củ bạn là người giám hộ đương nhiên của bạn mà không cần giấy tờ gì để chứng minh người giám hộ  cả 

Căn cứ Điều 27 Luật cư trú năm 2006:

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Căn cứ Khoản 5 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA:

Người có nhu cầu tách sổ hộ khẩu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú thì chủ hộ phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm. Khi tách sổ hộ khẩu không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở hợp pháp.

Như vậy trong trường hợp này bạn nộp hồ sơ gồm: phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bạn cần thuyết phục và xin ý  kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ  tức ông ngoại  bạn cho phép tách khẩu nộp cho cơ quan công an. 

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thủ tục chuyển khẩu cho người chưa thành niên. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Cư trú 2006 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào