Quy định về ủy quyền giải quyết chia tài sản
Khi bố bạn không thể trực tiếp thỏa thuận về vấn đề chia tài sản với người vợ thứ 2 của mình thì bố bạn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc thỏa thuận đó.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản. Tại Điều 581 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Theo đó, việc chia tài sản của bố bạn có liên quan đến bất động sản nên cần lập thành hợp dồng ủy quyền và có công chứng theo quy định của Pháp luật.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 584 Bộ luật Dân sự 2005 thì bên được uỷ quyền có các nghĩa vụ sau đây:
“1. Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên uỷ quyền về việc thực hiện công việc đó;
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc uỷ quyền;
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
5. Giao lại cho bên uỷ quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ủy quyền giải quyết chia tài sản. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật