Thuê lái xe không có bằng xử lý như thế nào?
Hành vi của chủ sở hữu công ty thuê lái xe không có giấy phép lái xe sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu quy định trong Điều 205 Bộ luật Hình sự 1999 như sau:
1. Người nào điều động hoặc giao cho người không có GPLX hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 3-30 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1-3 năm.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2-7 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5-12 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì lái xe chưa gây thiệt hại gì nên chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm hình sự nên sẽ chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên chủ sở hữu xe sẽ bị phạt hành chính theo quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).
Về trách nhiệm của lái xe:
Với trường hợp người điều khiển phương tiện sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị lực lượng CSGT làm nhiệm vụ trên đường kiểm tra, lập biên bản xử lý. Cụ thể Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính giao thông đường bộ đường sắt:
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c) Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
Điều 78. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; Điểm a, Điểm c Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều 21;
3. Khi phương tiện bị tạm giữ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, chủ phương tiện phải chịu mọi chi phí (nếu có) cho việc sử dụng phương tiện khác thay thế để vận chuyển người, hàng hóa được chở trên phương tiện bị tạm giữ.
Như vậy, người lái xe sẽ phụ xử phạt từ 4 triệu - 6 triệu đồng, bị tịch thu GPLX giả và tạm giữ phương tiện đến 07 ngày.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý thuê lái xe không có bằng lái. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Hình sự 1999 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật