Quyền hạn của chánh Thanh tra Bộ trong hoạt động thanh tra quốc phòng là gì?

Quyền hạn của chánh Thanh tra Bộ trong hoạt động thanh tra quốc phòng là gì? Sau khi tìm hiểu về công tác thanh tra quốc phòng. Hiện nay tôi có một thắc mắc mong được các anh chị hỗ trợ. Các anh chị cho tôi hỏi: Quyền hạn của chánh Thanh tra Bộ trong hoạt động thanh tra quốc phòng là gì? Rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý anh chị! Rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý anh chị!

Quyền hạn của chánh Thanh tra Bộ trong hoạt động thanh tra quốc phòng bao gồm:

a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quyết định của mình;

b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao;

c) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thanh tra trong phạm vi quản lý của mình khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về quyết định của mình;

đ) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Quốc phòng;

e) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra;

g) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết vấn đề có liên quan đến công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;

h) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;

i) Báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình;

k) Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra;

l) Tham gia ý kiến với lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng về thống nhất quản lý Thanh tra viên quốc phòng và sắp xếp, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra quốc phòng cùng cấp trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định;

m) Trưng tập sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân viên quốc phòng của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.

Hoạt động của các cơ quan, đơn vị không có cơ quan Thanh tra quốc phòng được quy định tại Điều 12 Nghị định 33/2014/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Thanh tra quốc phòng

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào