Trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 113/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định như sau:
1. Gửi Bộ Tư pháp để tham gia ý kiến đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật trong Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
2. Gửi Bộ Tư pháp thẩm định, cho ý kiến đối với văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
3. Phê duyệt các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo thẩm quyền.
4. Quản lý thực hiện, giám sát, đánh giá chương trình, dự án, viện trợ phi dự án về pháp luật theo quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
5. Công khai, minh bạch và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; hiệu quả và tiến độ thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.
6. Thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, các quy định về thông tin, tuyên truyền trong quá trình hợp tác quốc tế về pháp luật.
7. Chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
8. Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan chủ quản trong việc quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định tại Điều 26 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế pháp luật.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật