Điều động công chức trong trường hợp nào?
Lực lượng Quản lý thị trường theo Điều 7 Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 là lực lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Công chức Quản lý thị trường là người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, bổ nhiệm vào ngạch công chức Quản lý thị trường.
Điều động theo khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ, công chức 2008 là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Việc điều động công chức được thực hiện căn cứ vào nhiệm vụ, quy hoạch công chức, phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Cụ thể việc điều động công chức trong trường hợp theo Điều 35 Nghị định 24/2010/NĐ-CP bao gồm:
1. Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
2. Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
3. Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Sở Tài chính theo Điều 1 Thông tư liên tịch 220/2015/TTLT-BTC-BNV là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; lĩnh vực giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Như vậy, với trường hợp này khi điều động công chức thì không cần thiết phải lập danh sách báo cáo lên Sở tài chính.
Chế độ đối với công chức được điều động theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 93/2010/NĐ-CP và Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
1. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 28 Nghị định 24/2010/NĐ-CP và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển”.
2. Trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
Ngoài ra, công chức quản lý thị trường là đối tượng được hưởng trợ cấp khi công tác tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Với mỗi loại trợ cấp thì tùy từng trường hợp mà được hưởng các trợ cấp khác nhau. Do vậy, kế toán nói với bạn như vậy là sai.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp điều động công chức. Bạn nên tham khảo chi tiết Pháp lệnh quản lý thị trường 2016 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật