Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 113/2014/NĐ-CP thì bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật, có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Chủ trì soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật.
2. Thiết lập và duy trì hoạt động của Nhóm quan hệ đối tác pháp luật.
3. Thẩm định, cho ý kiến đối với dự thảo văn kiện chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
4. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật.
5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật; chủ trì tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành việc thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật.
6. Hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật trong phạm vi cả nước.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong việc quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật được quy định tại Điều 19 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế pháp luật.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật