Việc xây dựng Đề cương, phê duyệt Danh mục tài trợ chương trình, dự án hợp tác pháp luật được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 113/2014/NĐ-CP thì việc xây dựng Đề cương, phê duyệt Danh mục tài trợ chương trình, dự án hợp tác pháp luật được quy định như sau:
1. Cơ quan chủ quản xây dựng Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) và cơ quan chủ quản (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản) có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với Đề cương chương trình, dự án hợp tác pháp luật.
Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan được gửi lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn quy định tại văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
3. Việc trình, phê duyệt Danh mục tài trợ được thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Danh mục tài trợ được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ) và cơ quan chủ quản (đối với Danh mục tài trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của cơ quan chủ quản) gửi thông báo Danh mục tài trợ hoặc Quyết định phê duyệt Danh mục tài trợ kèm theo Đề cương chương trình, dự án hợp tác về pháp luật cho Bộ Tư pháp để tổng hợp, theo dõi.
Việc xây dựng Đề cương, phê duyệt Danh mục tài trợ chương trình, dự án hợp tác pháp luật được quy định tại Điều 6 Nghị định 113/2014/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế pháp luật.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật