Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không cần giám định sức khỏe?
Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì được hưởng lương hưu.
Nếu ông Bằng có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì cuối năm nay ông đủ điều kiện được giải quyết hưởng lương hưu, không cần phải đi giám định sức khỏe.
Đóng BHXH cao hơn 30 năm được hưởng thêm trợ cấp một lần
Từ ngày Luật BHXH có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2016) cho đến trước ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. Để hưởng tối đa 75% thì nam phải đóng BHXH đủ 30 năm.
Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Như vậy, trường hợp ông nếu đủ điều kiện nghỉ hưu thì thời gian đóng BHXH từ năm thứ 31 trở đi ông được trợ cấp 1 lần bằng 4,5 tháng lương bình quân làm căn cứ tính lương hưu.
Về tỷ lệ lương hưu, nếu ông nghỉ hưu do có 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, ngoài lương hưu được hưởng với tỷ lệ 75% (tương ứng 30 năm đóng BHXH).
Thư Viện Pháp Luật