Các hành vi thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội
Các hành vi thuộc ý thức chủ quan của người phạm tội
Người phạm tội thực hiện thực hiện hành vi của mình là do cố ý, điều này chắc mọi người đều thống nhất, không ai có ý kiến trái ngược. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cũng có một số trường hợp khó xác định sự cố hiếp dâm của người phạm tội. Thông thường, người phạm tội bào chữa rằng mình không có ý giao cấu với nạn nhân mà chỉ có ý định trêu ghẹo trong những trường họp phạm tội mới có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác nhưng chưa giao cấu được, cùng lắm là hắn là người phạm tội chỉ nhận có hành vi làm nhục.
Ví dụ: Trần Văn B, Nguyễn Văn C, Phạm Quốc K vào công viên chơi thì gặp H ngồi nói chuyện với anh Q. Trần Văn B đến hăm dọa anh Q và vu cho anh Q cướp người yêu của anh B, anh Q thấy có ba người nên sợ bỏ đi. B và đồng bọn khống chế buộc chị H phải đi với chúng. Vì sợ quá nên chị H buộc phải đi theo bọn B. Khi đến chỗ vắng B và đồng bọn cởi quần áo của chị H ra, cùng lúc đó chị H nhìn thấy có xe tuần tra của công an nên đã kêu cứu và sau đó B cùng đồng bọn bị bắt. Do chị H chưa bị B và đồng bọn giao cấu, nên bọn B chỉ khai rằng, chúng không có ý giao cấu với chị H mà chỉ muốn dâm ô với chị H mà thôi.
Đối với trường hợp đã giao cấu được với người bị hại, thì người phạm tội lại bào chữa rằng, tưởng người bị hại đồng ý nên mới giao cấu hoặc khẳng định là người bị hại đồng ý nhưng sau đó lại tố cáo với cơ quan pháp luật. Ví dụ: Lê Văn K mới quen chị Mại Ngọc T ở một quán giải khát, ba hôm sau, K gọi điện hẹn chị T đến một địa điểm vắng. Tại đây, lúc đầu K tán tỉnh, không thấy chị T có phản ứng gì, K liền ôm chị T đòi giao cấu nhưng chị T chống cự quyết liệt, K đã dùng sức lực và giao cấu được với chị T. Lúc đang hành động thì gặp tổ tuần tra đi qua đã đưa hai người về trụ sở Công an giải quyết. Tại đây, K khai rằng việc giao cấu với chị T là do được chị T đồng ý.
Khi gặp những trường hợp như trên xảy ra, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải chứng minh sự cố ý của người phạm tội, chứ không phải tin ngay vào lời khai của người phạm tội, thậm chí ngay cả lời khai của người bị hại. Thực tiễn xét xử đã có trường hợp trong quá trình điều tra, tại phiên tòa sơ thẩm, người bị hại đều khai rằng việc họ bị giao cấu là trái với ý muốn, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm họ lại khai rằng họ đồng tình để người bị hại phạm tội giao cấu. Tòa án phúc thẩm đã tin lời khai của người bị hại để tuyên bố bị cáo không phạm tội hiếp dâm, nhưng sau khi bản án có hiệu lực pháp luật đã phát hiện lời khai của người bị hại tại phiên tòa phúc thẩm là lời khai man do bị phía bị cáo mua chuộc.
Thư Viện Pháp Luật