Các trường hợp giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy đinh như thế nào?

Các trường hợp giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy đinh như thế nào? Bạn đọc Tấn Dũng, địa chỉ mail tandung****@gmail.com hỏi: Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em hiện đang công tác tại một Ủy ban huyện, thuộc miền núi phía Bắc. Trong các hoạt động của cơ quan em có sự tham gia của nhiều thanh niên xung phong. Do một số vấn đề trong hoạt động quản lý nên em cũng có tìm hiểu các quy định về thanh niên xung phong nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ. Em muốn hỏi: Các trường hợp giải thể tổ chức thanh niên xung phong được quy đinh như thế nào? Và văn bản nào hướng dẫn về điều này? Em xin cảm ơn.

Các trường hợp giải thể tổ chức thanh niên xung phong được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 11/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 12/2011/NĐ-CP về tổ chức và chính sách đối với thanh niên xung phong do Bộ Nội vụ ban hành, theo đó:

1. Kết thúc thời hạn hoạt động được ghi trong quyết định thành lập mà không có quyết định gia hạn.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức thanh niên xung phong vi phạm pháp luật.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về các trường hợp giải thể tổ chức thanh niên xung phong, được quy định tại Thông tư 11/2011/TT-BNV hướng dẫn Nghị định 12/2011/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào