Chi phí sản xuất kinh doanh của EVN được quy định như thế nào?

Chi phí sản xuất kinh doanh của EVN được quy định như thế nào? Chào quý anh chị Thư Ký Luật! Tôi được biết Chính phủ có quy định về việc quản lý tài chính đối với Tập đoàn điện lực Việt Nam. Tuy nhiên có vài điểm tôi chưa được rõ, mong các anh chị giải đáp giúp: Chi phí sản xuất kinh doanh của EVN được quy định như thế nào? Rất mong sự giúp đỡ của các anh chị!

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 82/2014/NĐ-CP thì chi phí sản xuất kinh doanh của EVN được quy định như sau:

a) Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, bán thành phẩm, dịch vụ mua ngoài.

b) Chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ lao động được phân bổ vào chi phí theo quy định hiện hành. Riêng đối với công tơ điện được phân bổ vào chi phí trong thời gian không quá 05 năm.

c) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định tại Điều 15 Quy chế này.

d) Chi phí trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định: Chi phí sửa chữa đối với tài sản cố định đặc thù (các nhà máy điện, trạm biến áp 500kV trở lên...) theo chu kỳ thì được trích trước chi phí sửa chữa theo dự toán được duyệt vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi thực hiện sửa chữa, nếu số thực chi lớn hơn số trích trước, phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí; nếu số thực chi nhỏ hơn số trích trước thì hạch toán giảm chi phí trong năm.

đ) Chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí khắc phục sự cố là chi phí thực tế cho công việc sửa chữa, khắc phục sự cố nhằm khôi phục năng lực và tính năng kỹ thuật của tài sản cố định theo trạng thái ban đầu của tài sản. Trong quá trình sửa chữa tài sản cố định có thể thay thế thiết bị, phụ tùng hoặc bộ phận tài sản đảm bảo phù hợp với công nghệ hiện tại và đáp ứng yêu cầu của sản xuất, truyền tải, phân phối điện. Trường hợp phát sinh các chi phí lớn phục vụ cho công tác sửa chữa, khắc phục sự cố do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh (giảm lãi hoặc bị lỗ) thì EVN thực hiện phân bổ khoản chi phí sửa chữa, khắc phục sự cố; thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày phát sinh khoản chi phí.

e) Chi phí tiền lương, tiền công, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động, tiền lương, thù lao của viên chức quản lý theo quy định.

g) Kinh phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế cho người lao động mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định.

h) Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: Các khoản chi liên quan đến đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm các khoản chi phí do các bên góp vốn phải tự chi kể cả khoản lỗ được chia từ doanh nghiệp góp vốn); giá trị vốn góp được chuyển nhượng, tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản.

i) Chi cho công tác y tế theo quy định.

k) Chi phí thuê bảo vệ nhà máy điện, đường dây điện, trạm biến áp.

l) Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh trên nguyên tắc quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

m) Chi đào tạo học sinh, sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ định hướng phát triển của EVN, chuẩn bị nhân lực cho các lĩnh vực công nghệ mới, cung cấp nhân lực cho các đơn vị thành viên EVN ở vùng sâu vùng xa với điều kiện các học sinh, sinh viên này có cam kết làm việc lâu dài cho EVN sau khi tốt nghiệp.

n) Chi phí tiếp nhận, sửa chữa lưới điện trung áp, hạ áp nông thôn từ các tổ chức khác chuyển giao cho EVN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để EVN quản lý vận hành thì EVN được phép phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh điện nhưng không quá 3 năm.

o) Chi phí cho thuê cột điện.

p) Chi phí bằng tiền khác gồm:

- Các khoản thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của EVN.

- Tiền thuê đất.

- Trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động.

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động.

- Thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Mức thưởng do Tổng giám đốc quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc trên mang lại nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm.

- Chi phí cho lao động nữ.

- Chi phí cho công tác bảo vệ môi trường.

- Chi phí ăn ca cho người lao động.

- Chi phí cho công tác Đảng, đoàn thể tại doanh nghiệp (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định).

- Các chi phí khác bằng tiền theo quy định.

q) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi quy định tại Khoản 1 Điều 20; Giá trị tài sản tổn thất thực tế theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Quy chế này.

r) Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp trích lập theo quy định, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù.

s) Giá trị tổn thất sau kiểm kê sau khi bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có).

Chi phí sản xuất kinh doanh của EVN được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định 82/2014/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào