Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của EVN được quy định như thế nào?

Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của EVN được quy định như thế nào? Chào quý anh chị Thư Ký Luật! Tôi được biết Chính phủ có quy định về việc quản lý tài chính đối với Tập đoàn điện lực Việt Nam. Tuy nhiên có vài điểm tôi chưa được rõ, mong các anh chị giải đáp giúp: Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của EVN được quy định như thế nào? Rất mong sự giúp đỡ của các anh chị!

Theo quy định hiện hành tại Nghị định 82/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:

a) Hội đồng thành viên EVN quyết định các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản có giá trị còn lại dưới 30% vốn điều lệ của EVN nhưng không quá mức dự án nhóm B. Các phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị lớn hơn mức phân cấp cho Hội đồng thành viên thì Hội đồng thành viên báo cáo Chủ sở hữu quyết định.

b) Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của EVN không có khả năng thu hồi đủ vốn đã đầu tư, EVN phải giải trình rõ nguyên nhân không có khả năng thu hồi vốn báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát.

c) Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không quá 03 năm do không mang lại hiệu quả kinh tế theo như phương án phê duyệt ban đầu, EVN không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới EVN không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của EVN được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 82/2014/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý tài chính đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào