Chia tài sản chung khi góp vốn kinh doanh như thế nào?
Theo như bạn nói thì đây là việc hai bên thỏa thuận làm ăn kinh doanh với nhau. Nếu việc thỏa thuận được lập thành hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ thực hiện theo đồng đó, tức là nếu trong hợp đồng thảo thuận rằng hai bên sẽ nhận lãi và chịu lỗ ngang nhau thì khi đó số tiền làm ăn thua lỗ sẽ chia đôi và sẽ tính theo cách tính của bạn.
Trong trường hợp không có hợp đồng, bởi vì hai người hùn vốn với tỉ lệ 50:50 nên chia theo nguyên tắc mỗi người một nửa, nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, việc khởi kiện ra tòa mất khá nhiều thời gian nên phương án tốt nhất là có thể thỏa thuận giữa các bên.
Trong trường hợp gia đình bạn chỉ muốn để cho người kia đi thì bạn có thể nói chuyện với phía bên gia đình kia về việc yêu cầu của họ là không đúng theo quy định pháp luật và cũng không hợp tình. Hơn nữa, việc bên kia đập phá quán là trái pháp luật, nên bạn có thể yêu cầu bồi thường.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 604 Bộ luật dân sự 2005 thì:
Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Sau khi đã tự hòa giải mà vẫn không thành thì bạn có thể trình bày sự việc với cơ quan công an nơi bạn ở về việc phía bên kia có hành vi đập phá quán của nhà bạn và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền nơi bạn ở giải quyết theo quy định pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc chia tài sản chung khi góp vốn kinh doanh. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật