Quy định về mức xử phạt trong lĩnh vực điện lực
Theo Khoản 3, Khoản 12 Điều 12 Nghị định 134/2013/NĐ-CP:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý lắp đặt, đóng, cắt, sửa chữa, di chuyển, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;
b) Không thông báo cho bên bán điện biết trước 15 ngày khi có nhu cầu chấm dứt hợp đồng mua bán điện đối với trường hợp mua điện để phục vụ các mục đích khác ngoài mục đích sinh hoạt.
12. Ngoài các hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 3 và Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp ngân sách nhà nước toàn bộ số tiền bất hợp pháp có được đối với hành vi quy định tại Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
c) Buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 8 Điều này;
d) Buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi quy định tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều này."
Trong trường hợp của bạn, thợ hàn của gia đình bạn đã tự ý bắc điện không qua công tơ. Gia đình bạn bị bên điện lực phạt chịu toàn bộ các thiết bị dùng điện trong nhà như: chiếc máy giặt chưa lắp đường nước và đang bị hỏng,hai cái quạt, bình cắm nước, tủ lạnh...Bạn đã giải thích những sai phạm của mình là không cố ý( bạn đã gọi thợ điện về xem) và chấp nhận bị phạt. Hành vi của thợ hàn đã vi phạm quy định tự ý lắp đặt các thiệt bị điện của bên bán điện theo điểm a khoản 3 điều 12. Do đó, bạn sẽ bị xử phạt từ 2 000 000 đồng đến 4 000 000 đồng, ngoài ra bạn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mức xử phạt trong lĩnh vực điện lực. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 134/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật