Phân chia di sản thừa kế của ông bà khi không có di chúc
Theo như bạn trình bày thì người đang đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là ông nội bạn, tuy nhiên bạn chưa nói rõ đây là tài sản chung ông bà bạn hay đây là tài sản riêng của ông nội bạn? Do đó, sẽ chia 02 trường hợp như sau:
Thứ nhất, đây là tài sản riêng của ông nội bạn:
Nếu ông nội bạn có di chúc hợp pháp để lại thì phân chia thừa kế theo di chúc. Nếu không có di chúc để lại thì sẽ chia thừa kế theo pháp luật. Chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Như vậy, mảnh đất ông nội bạn để lại sẽ được chia đều cho 10 người bao gồm 9 người con và bà nội bạn. Phần của bố bạn thì mẹ bạn và các con sẽ nhận.
Thứ hai, Đây là tài sản chung của ông bà bạn:
Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014, về nguyên tắc tài sản chung 02 vợ chồng chia đôi. Giả sử phần đất của ông nội bạn là 200m2. Sẽ chia đôi làm 02 phần bằng nhau, phần của bà nội bạn là 100m2 không ai có quyền tranh chấp, 100m2 của ông bạn sẽ chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn gồm bà bạn và 9 người con. Mỗi người được hưởng 10m2. Phần của bố bạn thì mẹ bạn và các con đứng ra nhận.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về phân chia di sản thừa kế của ông bà khi không có di chúc. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2005 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật