Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?

Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật, em tên là Nguyễn Như Quỳnh (quynh***@gmail.com, 25 tuổi). Em đang làm việc ở Uỷ ban nhân dân phường. Sắp tới, cơ quan em sẽ xem xét họp kỷ luật đối với anh X - là công chức ở phường. Em thắc mắc: thành phần Hội đồng kỷ luật được quy định ra sao? Xin Ban biên tập tư vấn giúp, chân thành cảm ơn.

Thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức cấp xã đã được quy định cụ thể tại Điều 43 Nghị định 112/2011/NĐ-CP về công chức xã, phường, thị trấn.

Theo đó:

1. Hội đồng kỷ luật công chức cấp xã có 05 thành viên, bao gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

b) Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Liên đoàn lao động cấp huyện;

c) Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;

d) Một ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng chuyên môn cấp huyện trực tiếp quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của công chức cấp xã bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đại diện lãnh đạo Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện trong trường hợp công chức vi phạm là Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, đại diện lãnh đạo Công an huyện trong trường hợp công chức vi phạm là Trưởng Công an xã;

đ) Một ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ cấp huyện.

2. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; vợ, chống; anh, chị, em ruột; chị, em dâu; anh, em rể hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật của công chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thành phần Hội đồng kỷ luật đối với công chức cấp xã. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 112/2011/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức cấp xã

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào