Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định như thế nào?
Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại Điều 15 Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế như sau:
1. Rà soát chức năng, nhiệm vụ để xác định những nhiệm vụ không còn phù hợp cần loại bỏ, những nhiệm vụ trùng lắp cần chuyển giao sang cơ quan, đơn vị khác; những nhiệm vụ cần phân cấp cho cấp dưới, địa phương và tổ chức sự nghiệp hoặc doanh nghiệp đảm nhận.
2. Sắp xếp lại tổ chức, gắn với cải tiến quy chế làm việc, cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ tổ chức trung gian.
3. Sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo các nội dung sau:
a) Xác định vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức và tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, khung năng lực cho từng vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn, nghiệp vụ đối với ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Lựa chọn những cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất giữ lại làm việc ổn định, lâu dài;
d) Xác định và lập danh sách số cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng không xác định thời hạn trong diện tinh giản biên chế.
Trên đây là quy định về Trình tự xây dựng đề án tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật