Xã hội hóa giáo dục được sử dụng như thế nào
Tại Khoản 1, Điều 2, Chương I, quy định ban hành kèm theo Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập của thành phố Hà Nội (trừ các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao) đã quy định
Các cơ sở giáo dục thực hiện thu, chi các khoản thu khác phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Đảm bảo nguyên tắc thu đủ, chi đủ, đúng mục đích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, thu nhập trên từng địa bàn. Mức thu căn cứ trên cơ sở dự toán chi phí, nội dung chi, phải được thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện, có sự thống nhất của Ban giám hiệu nhà trường và cơ quan quản lý cấp trên (Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý) trước khi ban hành.
Tại Chương II đã quy định về các khoản thu, chi khác trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập về các khoản như sau:
Điều 3. Thu, chi phục vụ bán trú
Điều 4. Thu, chi học 2 buổi/ngày
Điều 5. Thu, chi học phẩm
Điều 6. Thu, chi nước uống học sinh
Điều 7. Thu Bảo hiểm y tế học sinh
Điều 8. Thu chi dạy thêm, học thêm trong nhà trường
Điều 9. Thu chi viện trợ, quà biếu, tặng, cho
Điều 10. Thu chi tài trợ
Điều 11. Thu chi khoản đóng góp tự nguyện để sửa chữa nhỏ hoặc mua sắm trang thiết bị của nhà trường
1. Nguyên tắc thu:
Trong trường hợp ngân sách nhà nước và khoản thu học phí chưa đáp ứng được hết các nhu cầu sửa chữa nhỏ, mua sắm trang thiết bị, các trường được huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và phụ huynh học sinh theo nguyên tắc không ép buộc hay bình quân hóa mức đóng góp đối với phụ huynh học sinh. Bên đóng góp không được gắn bất kỳ điều kiện ràng buộc nào về đặc quyền, đặc lợi trong việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ tài sản, kinh phí đã đóng góp cho nhà trường.
Thư Viện Pháp Luật