Khái niệm bị đơn dân sự
Điều 177 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, với bị cáo đang bị tạm giam mà đến ngày mở phiên tòa, thời hạn tạm giam đã hết, nếu xét thấy cần tiếp tục tạm giam để hoàn thành việc xét xử thì tòa án ra lệnh tạm giam cho đến khi kết thúc phiên tòa.
Theo điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự, bị cáo là người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo là người đã thực hiện hành vi bị coi là phạm tội và bị VKS truy tố về một (hay nhiều) tội được quy định trong Bộ luật hình sự.
Do vậy, khái niệm "bị cáo" chỉ có trong tố tụng hình sự. Còn khái niệm "bị đơn dân sự" có trong tố tụng hình sự và cả trong tố tụng dân sự.
Theo điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự, bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Ví dụ, họ có thể là cha mẹ bị cáo (nếu bị cáo là người chưa thành niên); là người giám hộ cho bị cáo (nếu có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất); có thể là cơ quan chủ quản (nếu là nhân viên)...
Trong tố tụng dân sự, khái niệm "bị đơn dân sự" đơn giản là người bị kiện. Họ thường đã có hành vi gây thiệt hại hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và bị người đó kiện ra trước tòa yêu cầu bồi thường hoặc chấm dứt vi phạm.
Thư Viện Pháp Luật