Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT thì giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được quy định như sau:
a) Chứng từ điện tử có giá trị như chứng từ giấy;
b) Chứng từ điện tử phải được lập theo đúng tiêu chí, định dạng mẫu do các Bộ xây dựng đối với các thủ tục hành chính một cửa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Chứng từ điện tử phải đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa;
đ) Chứng từ điện tử phải có chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa trong trường hợp người khai đăng ký sử dụng chữ ký số;
e) Việc tạo lập, chuyển đổi chứng từ điện tử từ chứng từ giấy và ngược lại được thực hiện theo pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 178/2015/TTLT-BTC-BNNPTNT-BTNMT-BYT hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa quốc gia.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật