Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ được quy định như thế nào?
Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ được hướng dẫn tại Điều 30 Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ ban hành kèm theo Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo đó:
1. Hội đồng nghiệm thu cấp bộ có 7, 9 hoặc 11 thành viên, trong đó có 01 chủ tịch, 02 phản biện, 01 thư ký và các ủy viên, có 2/3 số thành viên Hội đồng là các nhà khoa học, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; số thành viên còn lại là đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc tổ chức liên quan đến việc ứng dụng, chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài; có ít nhất 01 phản biện là người ngoài tổ chức chủ trì. Thành phần của Hội đồng nghiệm thu phải có ít nhất 1/3 số thành viên là nhà khoa học, cán bộ ngoài tổ chức chủ trì đề tài và có tối đa 02 thành viên là thành viên Hội đồng đánh giá cấp cơ sở. Chủ tịch Hội đồng và phản biện của Hội đồng đánh giá cấp cơ sở không là chủ tịch Hội đồng và phản biện Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
2. Chủ nhiệm đề tài và những thành viên tham gia nghiên cứu không tham gia Hội đồng nghiệm thu cấp bộ.
3. Trách nhiệm của thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp bộ
Trách nhiệm của thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp bộ thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, được quy định tại Thông tư 11/2016/TT-BGDĐT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật