Trường hợp nào phải chốt sổ bảo hiểm xã hội?
hốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã hội tại một đơn vị.
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Quyết định 959/QĐ-BHXH thì việc chốt sổ bảo hiểm được thực hiện trong trường hợp sau:
+ Đơn vị chuyển địa bàn, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản.
+ Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định pháp luật.
Theo quy định Điểm 2.1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH thì bảo hiểm xã hội có trách nhiệm xác nhận, chốt sổ bảo hiểm xã hội và ghi thời gian dóng bảo hiểm thất nghiệp đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị do bảo hiểm xã hội huyện trực tiếp thu, người đã hưởng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn làm việc tại trường trung học cơ sở và tham gia bảo hiểm xã hội, nếu chưa chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc thôi việc hoặc đơn vị bạn chưa chuyển địa bản, chấm dứt hoạt động thì chưa tiến hành chốt sổ bảo hiểm cho bạn và những người khác. Hàng tháng đơn vị bạn đóng bảo hiểm xã hội cho bạn và cơ quan bảo hiểm xã hội huyện có trách nhiệm xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Nếu bạn muốn biết quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình, bạn có thể liên hệ trực tiếp với kế toán trường học hoặc cơ quan bảo hiểm nơi bạn đang tham gia bảo hiểm để biết chính xác.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật