Trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào?

Trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi được quy định như thế nào? Và được quy định cụ thể ở đâu? Chào Ban biên tập, tôi tên là Nguyễn Quang Huy (email: huy***@gmail.com, ở Khánh Hoà). Tôi thấy trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thức ăn chăn nuôi giả, không rõ nguồn gốc. Tôi thắc mắc: nhà nước có trách nhiệm quản lý về thức ăn chăn nuôi ra sao? Xin Ban biên tập tư vấn giúp, chân thành cảm ơn.

Trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi đã được quy định cụ thể tại Điều 15 Nghị định 08/2010/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

a. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi trên phạm vi toàn quốc;

b. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi;

c. Tổ chức khảo nghiệm và công nhận thức ăn chăn nuôi mới;

d. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về thức ăn chăn nuôi;

đ. Xây dựng kế hoạch và tổ chức chỉ đạo kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi;

e. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về thức ăn chăn nuôi;

g. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi;

h. Quản lý sản xuất, xuất, nhập khẩu và kinh doanh thức ăn chăn nuôi;

i. Tổ chức kiểm tra, thanh tra nhà nước về thức ăn chăn nuôi.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a. Xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng thức ăn chăn nuôi tại địa phương;

b. Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;

c. Ban hành các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn nâng cao chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của thức ăn chăn nuôi. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng và thực hiện chương trình nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh thức ăn chăn nuôi của địa phương;

d. Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng thức ăn chăn nuôi cho tổ chức, cá nhân sản xuất, điều kiện và người tiêu dùng;

đ. Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 08/2010/NĐ-CP.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào