Cơ chế xử lý rủi ro trong chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu để phát triển thuỷ sản
Cơ chế xử lý rủi ro trong chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu để phát triển thuỷ sản đã được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản.
Theo đó, các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu quy định tại Khoản 1 Điều này bị rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thì tùy theo mức độ bị thiệt hại được xử lý theo nguyên tắc sau:
a) Đối với chủ tàu
- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, chủ tàu được ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay trong thời gian sửa chữa tàu. Công ty bảo hiểm thanh toán toàn bộ chi phí sửa tàu.
- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể sử dụng khai thác, việc xử lý rủi ro do ngân hàng thương mại cho vay thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
b) Đối với ngân hàng thương mại cho vay.
- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trong thời gian sửa chữa tàu.
- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể tiếp tục sử dụng khai thác, ngân hàng thương mại xử lý nợ theo thứ tự như sau:
+ Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
+ Sử dụng khoản dự phòng được trích lập đối với dư nợ cho vay chính con tàu trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp đã xử lý như trên nhưng vẫn chưa thu hồi đủ nợ gốc, ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về cơ chế xử lý rủi ro trong chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu để phát triển thuỷ sản. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật