Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập được quy định như thế nào?
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập đã được quy định cụ thể tại Điều 33 Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập bao gồm:
1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập ở Việt Nam.
2. Ban hành, phổ biến, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chuẩn mực kiểm toán và các hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán và phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.
3. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán và cập nhật kiến thức hàng năm; quy định thể thức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên; thành lập Hội đồng thi cấp Nhà nước, tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
4. Quản lý thống nhất danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đang hành nghề kiểm toán độc lập trong cả nước. Định kỳ 2 năm, Bộ Tài chính thông báo công khai danh sách kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đăng ký hành nghề.
5. Thực hiện kiểm tra tuân thủ pháp luật về kiểm toán độc lập, chuẩn mực kiểm toán và các quy định liên quan trong các doanh nghiệp kiểm toán.
6. Đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những quy định, quyết định của doanh nghiệp kiểm toán trái với quy định của pháp luật về tổ chức doanh nghiệp kiểm toán và hành nghề kiểm toán.
7. Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề nghiệp kiểm toán độc lập.
8. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về kiểm toán.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Nghị định 105/2004/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật