Lập di chúc đối với nhà ở đang xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu được quy định thế nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật Nhà ở 2014 thì: Giao dịch về nhà ở sau đây thì nhà ở không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận:
a) Mua bán, thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai;
b) Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
c) Mua bán, thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật này;
d) Cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở;
đ) Nhận thừa kế nhà ở;
e) Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại được xây dựng trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm cả trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư nhưng chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó.
Đối chiếu với trường hợp bạn nêu, ngôi nhà của bà bạn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nên đủ điều kiện để lập di chúc theo quy định. Tuy nhiên, do bà bạn đã làm mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và hiện đang thực hiện thủ tục xin cấp lại nên việc lập di chúc cần chú ý như sau:
Ðiều 650 Bộ luật dân sự 2005 quy định về các hình thức di chúc bằng văn bản gồm:
- Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Trong trường hợp này, vì di sản thừa kế là nhà ở nên di chúc phải được công chứng theo thủ tục quy định tại Luật Công chứng 2014.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về lập di chúc đối với nhà ở đang xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Nhà ở 2014 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật