Kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại biên giới được quy định như thế nào?
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 217/2015/TT-BTC thì hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại biên giới được quy định như sau:
1. Thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát phương tiện của cá nhân tổ chức vào khu vực biên giới để giao nhận hàng theo quy định tại Điều 81 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ và Điều 33 Thông tư 42/2015/TT-BTC ngày 27/3/2015 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
1.1. Phương tiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức ở khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới phải đăng ký một lần với cơ quan hải quan; Chi cục Hải quan cửa khẩu mở sổ quản lý phương tiện (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này), ghi chép đầy đủ các thông tin: Người điều khiển phương tiện (hoặc chủ phương tiện), địa chỉ cư trú, số giấy tờ tùy thân (chứng minh thư, số thông hành...), loại phương tiện, biển số xe (nếu có).
1.2. Trường hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì người điều khiển phương tiện phải xuất trình cho cơ quan hải quan tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan.
2. Nhiệm vụ của công chức giám sát phương tiện của tổ chức cá nhân qua lại biên giới: Ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu khi qua biên giới phải được làm thủ tục, kiểm tra hải quan theo đúng quy định.
Kiểm tra, giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại biên giới được quy định tại Điều 10 Thông tư 217/2015/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan quản lý thuế đối với hoạt động thương mại biên giới của thương nhân và cư dân biên giới theo Quyết định 52/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật