Quy định về ký kết hợp đồng với giáo viên ngoài biên chế
Quy định về việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là lao động theo hợp đồng ngoài biên chế đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng. Nhà trường đã ký hợp đồng thời vụ liên tiếp 03 lần và đến 05/2016, bạn sẽ hết hợp đồng lao động. Trường hợp này sẽ có các vấn đề như sau:
Điều 24 Luật viên chức 2010 quy định về tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức như sau:
1. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ, cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng viên chức hoặc phân cấp cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc tuyển dụng.
2. Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.
3. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung liên quan đến tuyển dụng viên chức quy định tại Luật này.
Quy định về ký kết hợp đồng lao động đối với giáo viên
Bạn là người lao động ngoài biên chế, hiệu trưởng trường học sẽ ký hợp đồng lao động với bạn. Mọi quyền lợi của bạn sẽ căn cứ vào quy định của bộ luật lao động 2012.Trường hợp của bạn ở đây, nhà trường đã thực hiện sai quy định của pháp luật khi ký liên tiếp 03 hợp đồng thời vụ. Cụ thể, Điều 20 Bộ luật lao động 2020, có quy định về loại hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong th
ời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
...
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Như vậy, nhà trường sai phạm trong việc ký kết hợp đồng lao động. Với sai phạm này, đơn vị bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, việc nhà trường có thể bị xử lý vi phạm hành chính do ký kết sai loại hợp đồng không đồng nghĩa với việc hợp đồng của bạn được điều chỉnh về đúng loại. Nếu sau khi phát hiện sai phạm, hợp đồng ký kết sai vẫn còn hiệu lực, nhà trường bạn vẫn có nhu cầu sử dụng bạn và bạn đồng ý thì hai bên buộc phải ký kết đúng loại hợp đồng quy định. Trường hợp hợp đồng sai hết hạn, nhà trường không tiếp tục muốn giao kết tiếp tục thì hợp đồng vẫn chấm dứt do hết thời hạn hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.
Thanh lý hợp đồng không phải là điều kiện bắt buộc để chấm dứt hợp đồng lao động trừ khi hơp đồng lao động giữa hai bên có thỏa thuận phải có thanh lý hợp đồng hợp đồng mới chấm dứt. Nếu ký kết hợp đồng thanh lý, đơn vị ký kết hợp đồng sẽ là đơn vị ký kết thanh lý hợp đồng. Trường hợp của bạn, hiệu trưởng sẽ là người thay mặt đơn vị sử dụng lao động ký kết thanh lý hợp đồng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ký kết hợp đồng với giáo viên ngoài biên chế. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật viên chức 2010 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật