Xếp hạng năm đào tạo và học lực của sinh viên đại học, cao đẳng được quy định như thế nào?

Xếp hạng năm đào tạo và học lực của sinh viên đại học, cao đẳng được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em hiện đang là sinh viên đại học. Em có một thắc mắc kính mong được Ban biên tập tư vấn. Xếp hạng năm đào tạo và học lực của sinh viên đại học, cao đẳng được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong Ban biên tập tư vấn giúp em. Em xin chân thành cám ơn! Thanh Duy (thanh.duy****@gmail.com)

Xếp hạng năm đào tạo và học lực của sinh viên đại học, cao đẳng được quy định tại Điều 14 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT và được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 1 Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT như sau:

1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo: sinh viên năm thứ nhất, sinh viên năm thứ hai, sinh viên năm thứ ba, sinh viên năm thứ tư, sinh viên năm thứ năm, sinh viên năm thứ sáu. Tuỳ thuộc khối lượng của từng chương trình quy định tại khoản 4 Điều 2 của Quy chế này, Hiệu trưởng quy định cụ thể giới hạn khối lượng kiến thức để chuyển xếp hạng năm đào tạo.

2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích lũy, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau:

a) Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên;

b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.

3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.

Trên đây là quy định về Xếp hạng năm đào tạo và học lực của sinh viên đại học, cao đẳng. Để hiểu rõ hơn bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào